Chiến lược ngoại giao vắc – xin, chìa khóa Vàng của Đảng trong công tác ứng phó hiệu quả đại dịch Covid-19 tại Việt Nam
(17/01/2022)
Tại Hội nghị Đối ngoại toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII do Ban Bí thư tổ chức vào ngày 14/12/2021 vừa qua, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định tầm quan trọng của công tác đối nội và đối ngoại ở mỗi quốc gia, dân tộc. Hai vấn đề này có mối quan hệ hữu cơ, biện chứng, tác động qua lại, hỗ trợ lẫn nhau như hai cái cánh của một con chim, tạo thế và lực cho nhau, gắn kết và đan xen ngày càng chặt chẽ với nhau, nhất là trong điều kiện toàn cầu hóa phát triển mạnh mẽ và sâu rộng. Đối ngoại ngày nay không chỉ là sự nối tiếp của chính sách đối nội, mà còn là một động lực mạnh mẽ cho sự phát triển của các quốc gia, dân tộc.
Nhận thức mới của Đảng về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong tình hình hiện nay
(25/12/2021)
Ngày 16/9/2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành Quy định số 32-QĐ/TW của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc, quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; trong đó đểm mới nhất là bổ sung thêm chức năng "phòng, chống tiêu cực", nhưng thể hiện nhận thức mới của Đảng về mặt khoa học, đồng thời là nhận thức mới về quyết tâm chính trị trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong tình hình hiện nay.
Quy định mới về 19 điều đảng viên không được làm
(27/10/2021)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký Quy định 37 của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm, thay thế Quy định 47 năm 2011. Trong quy định mới về 19 điều đảng viên không được làm bổ sung nội dung: nhập quốc tịch, chuyển tiền, tài sản ra nước ngoài trái quy định, cũng như lợi dụng chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung để thực hiện hoặc bao che hành vi vụ lợi, tham nhũng, tiêu cực...
Bước tiến mới trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong tình hình hiện nay
(15/10/2021)
Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII có những bước tiến đáng kể trong công tác xây dựng Đảng, đó là: gắn công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng với xây dựng hệ thống chính trị; bổ sung thêm những biểu hiện của sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; chuyển công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng từ “phòng ngự” sang “phản công”,... đó là những nội dung trọng tâm được Tổng Bí thư Nguyễn Phú
Trọng nhấn mạnh tại Hội nghị Trung ương 4 khoá XIII. Những bước tiến mới đó tiếp tục cho thấy sự kiên trì, kiên quyết của Đảng nhằm xây dựng Đảng và hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh toàn diện.
Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới
(06/10/2021)
Văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng tiếp tục khẳng định: “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, kiên quyết và thường xuyên đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị” là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong công tác xây dựng Đảng”. Trong bối cảnh hiện nay, các thế lực thù địch, phản động và các phần tử cơ hội chính trị luôn tìm mọi cách chống phá Đảng, Nhà nước với những phương thức, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt. Để nhiệm vụ này đạt được hiệu quả cao trong thực tiễn, trước hết mỗi cán bộ, đảng viên cần nhận thức đúng đắn, đầy đủ và sâu sắc về những nội dung trọng tâm của công tác đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Do vậy, công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng càng phải được tăng cường hơn nữa, với những biện pháp phù hợp.
Tạo “miễn dịch cộng đồng” - nỗ lực không ngừng của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 hiện nay
(18/09/2021)
Phát biểu tại Lễ phát động triển khai chiến dịch tiêm chủng vacxin phòng COVID-19 trên toàn quốc vào ngày 21/7 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh, việc triển khai chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử với mục tiêu khoảng 75 triệu người với 150 triệu mũi tiêm trong nửa cuối năm 2021 và 2022 là sự cố gắng rất lớn, sự kiện này có ý nghĩa quan trọng, khẳng định thông điệp, quyết tâm rất cao của Đảng, Nhà nước cùng toàn thể nhân dân Việt Nam trong kiềm chế, đẩy lùi dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân và đưa đất nước trở lại bình thường để phát triển theo mục tiêu Đại hội XIII của Đảng đã đề ra.
Đạo đức cách mạng
(15/09/2021)
Vào cuối năm 1958, đầu năm 1959, ở thời điểm tổng kết 30 năm lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, và tổng kết những kinh nghiệm cuộc đời đầy sóng gió của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết tác phẩm “Đạo đức cách mạng” dưới bút danh Trần Lực. Đây là một trong những tác phẩm tập trung đầy đủ nhất những quan điểm cơ bản của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng. Có đạo đức cách mạng thì khi gặp khó khǎn, gian khổ, thất bại, cũng không sợ sệt, rụt rè, lùi bước.... Cổng thông tin điện tử Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam trân trọng giới thiệu lại bài viết này của Người!
Kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 trong bối cảnh cả nước chung tay phòng, chống COVID-19
(01/09/2021)
Cách đây 76 năm, vào tháng 8 năm 1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhân dân cả nước đồng loạt vùng lên, tiến hành Tổng khởi nghĩa, đập tan xiềng xích của chế độ thực dân phong kiến, giành chính quyền và giành lại nền độc lập cho dân tộc. Từ cuộc cách mạng vĩ đại đó, ngày 2/9/1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời đã đem lại cuộc đời mới tươi sáng cho dân tộc Việt Nam.