Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
  • Thư viện điện tử và kho tin
  • Đề tài nghiên cứu cấp bộ
  • Đề tài nghiên cứu cấp nhà nước
  • Tham khảo tạp chí
  • Sách toàn văn
  • Thư điện tử
  • Chính phủ
  • left_banner_gioithieu (1)
  • 2. top logo - co cau to chuc
Tên đơn vị: Viện Dân tộc học
Điện thoại cơ quan: (84-24) 62730419
Fax: (84-24) 62730451
Thư điện tử: viendantochoc@gmail.com
Website: http://viendantochoc.vass.gov.vn
Địa chỉ: Tầng 10, nhà A, Số 1 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội

Chức năng, nhiệm vụ của Viện Dân tộc học

Chức năng

Viện Dân tộc học có chức năng nghiên cứu cơ bản, toàn diện, ứng dụng và dự báo theo hướng tiếp cận chuyên ngành Dân tộc học/Nhân học và liên, đa ngành khoa học xã hội về những vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản, cấp bách của các tộc người trong quan hệ với quốc gia - dân tộc Việt Nam và so sánh với thế giới, nhằm cung cấp những luận cứ khoa học cho việc hoạch định và thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, phục vụ sự nghiệp phát triển bền vững các tộc người ở Việt Nam trong bối cảnh đổi mới đất nước, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế; tham gia tư vấn khoa học, tư vấn chính sách về các vấn đề dân tộc và tộc người; tham gia đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao về Dân tộc học/Nhân học và một số ngành khoa học kề cận.

Nhiệm vụ và quyền hạn

1. Trình Chủ tịch Viện Hàn lâm chiến lược, quy hoạch, kế hoạch 5 năm, 3 năm và hàng năm về phát triển của Viện Dân tộc học và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.

2. Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản, cấp bách về dân tộc, tộc người ở Việt Nam và trên thế giới dưới góc độ phát triển bền vững, từ cách tiếp cận chuyên ngành Dân tộc học/Nhân học và liên đa ngành khoa học xã hội. Trong đó tập trung vào một số định hướng nghiên cứu chính sau:

a) Các vấn đề khái niệm, lý thuyết lý luận về dân tộc, tộc người; quá trình phát triển (quá trình tộc người) và vai trò của các tộc người, của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, cộng đồng người nước ngoài ở Việt Nam đối với các tộc người, các vùng miền nói riêng và cộng đồng dân tộc - quốc gia Việt Nam nói chung; ý thức tộc người, bản sắc tộc người/tính tộc người với ý thức quốc gia - dân tộc và bản sắc dân tộc - quốc gia; chủ nghĩa tộc người và chủ nghĩa dân tộc - quốc gia; biên giới/lãnh thổ tộc người và biên giới/lãnh thổ quốc gia, chủ quyền quốc gia; quyền của các tộc người trong quốc gia đa dân tộc; các vấn đề dân tộc, tộc người và chính sách dân tộc, chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và vùng biên giới của nước ta; các vấn đề dân tộc, tộc người và chính sách dân tộc, chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở vùng dân tộc thiểu số, vùng biên giới của các nước trong khu vực, trên thế giới và sự tác động đến nước ta, bài học kinh nghiệm cho Việt Nam; hệ thống chính trị, đội ngũ cán bộ và công tác dân tộc ở nước ta và trên thế giới.

b) Nghiên cứu các vấn đề kinh tế/sinh kế của các tộc người trong bối cảnh đổi mới đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế.

c) Các vấn đề xã hội tộc người (cấu trúc xã hội, phân tầng xã hội, giá trị xã hội, định chế xã hội, quan hệ xã hội, đói nghèo, an sinh xã hội, an ninh con người); những vấn đề mới trong giáo dục, đào tạo, y tế và chăm sóc sức khỏe; các vấn đề mới về cơ cấu và phân bố tộc người, dân số, dân cư, lao động, việc làm và thu nhập.

d) Nghiên cứu các vấn đề văn hóa và tín ngưỡng, tôn giáo của các tộc người với văn hóa quốc gia, các cộng đồng tộc người - tôn giáo và sự tác động đến phát triển kinh tế - xã hội bền vững của các tộc người trong bối cảnh đẩy mạnh phát triển nền văn hóa quốc gia - đa dân tộc Việt Nam.

đ) Nghiên cứu các vấn đề môi trường, tài nguyên thiên nhiên và sự tác động đến phát triển bền vững kinh tế - xã hội của các tộc người trong thời kỳ công nghiệp hóa, đô thị hóa, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và thiên tai.

3. Kết hợp nghiên cứu với đào tạo đội ngũ khoa học về Dân tộc học/Nhân học và một số ngành kề cận, góp phần phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao theo yêu cầu của Viện Hàn lâm.

4. Góp ý và phản biện các chính sách, chương trình, đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội dưới góc độ Dân tộc học/Nhân học theo yêu cầu của Viện Hàn lâm, của các bộ, ban, ngành, địa phương. Tư vấn khoa học và thực hiện dịch vụ khoa học; tham gia đào tạo đại học, sau đại học phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Viện theo đề nghị của các tổ chức ở trong và ngoài nước.

5. Hợp tác quốc tế và với các tổ chức, địa phương ở trong nước về nghiên cứu, đào tạo, tư vấn khoa học trong lĩnh vực chuyên ngành Dân tộc học/Nhân học và liên đa ngành khoa học xã hội theo quy định hiện hành.

6. Xuất bản các ấn phẩm khoa học góp phần phổ biến kết quả nghiên cứu và quảng bá kiến thức khoa học về các tộc người, vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc theo quy định của pháp luật.

7. Trao đổi thông tin - tư liệu khoa học với các cơ quan trong và ngoài nước; quản lý tư liệu, thư viện của Viện theo quy định hiện hành.

8. Quản lý về tổ chức, bộ máy, vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số người làm việc trong đơn vị sự nghiệp; về tài sản và tài chính của Viện Dân tộc học theo quy định của Nhà nước và theo sự phân cấp quản lý của Viện Hàn lâm.

9. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chủ tịch Viện Hàn lâm.

Nguồn: Quyết định số 1023/QĐ-KHXH ngày 20/7/2021

 

 


1023/QĐ-KHXH